Mấy hôm nay có vài người bạn đã hỏi mình về các vỏ bọc vàng ở các dòng đồng hồ cổ nên mình xin chia sẻ theo kinh nghiệm của mình về chủ đề này cho các bạn có thêm góc nhìn tham khảo
Chi tiết các lớp cấu tạo của đồng hồ Gold filled theo minh họa của hãng Gruen |
Lớp "bọc vàng" mà chúng ta thường nghe nói có ý nghĩa trong tiếng Anh là Gold filled. và thường lớp này dày trên 30 micron nhé. Còn nếu nhỏ hơn thì sẽ có cách gọi khác như mạ vàng , ...mà mình sẽ giải thích ở một bài đăng khác cặn kẽ hơn
- Các dòng vỏ vàng tuy triện 10K 14K 18K nhưng các hãng vẫn có thể chêm 1 lõi đệm bằng kim loại(Metal) hoặc hợp kim(Alloy) thường là ở phần đáy vì các lí do như tiết kiệm chi phí hoặc tiện cho việc gia công chế tác, bởi nếu làm hoàn toàn bằng vàng thì độ cứng khá kém. Việc có thêm 1 lớp đệm giúp nhiều hãng tầm trung hoặc nhỏ tiết kiệm được chi phí ở các dòng vàng đúc, tập trung cạnh tranh về mặt thiết kế và thương hiệu.
- Ở các hãng như Sei.ko ta hay thấy 14KT Base Metal, 14KT Base ST. Steel , hoặc nhiều hãng triện tuổi vàng và ở phần căn máy có triện Metal thì ae cũng hiểu là có lớp đệm kim loại do hãng làm. Thậm chí có nhiều hãng không triện Metal trên lớp đệm thì ae phải cẩn thận nhìn kĩ cấu tạo để thấy được sự khác biệt (Vàng với lớp Metal luôn có sự khác nhau về độ bóng, độ nhám).⚜️⚜️
- Ví dụ như ảnh dưới đây chỉ rõ sự khác nhau về độ dày, cấu tạo của Vỏ bọc vàng (Gold Filled) và Vỏ vàng được gia cố bằng kim loại (Reinforced Gold case), sản xuất bởi nhà Gru.en. Ta thấy rõ sự khác nhau về độ dày của các lớp vàng và cách các nhà sản xuất tạo nên một chiếc vỏ đồng hồ dạng này. 🔆🔆
Lâu lâu viết một bài hơi chuyên ngành mong anh em đọc hoan hỉ thôi chứ mình thì nghèo toàn chơi vỏ thép, không rành về vàng đâu kkk…
Thanks anh em đã đọc, chúc mọi người ngày Chủ Nhật an lành